Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ bị sốt nhẹ,éthángtuổibịsốcsốtxuấthuyếtnặngsaungàysốtnhẹiphone 13 giá bao nhiêu vừa, không liên tục trong 3 ngày kèm ho sổ mũi. Ngày thứ 4 trẻ bớt sốt, ói 3 lần ra dịch lợn cợn nâu, bụng chướng, nổi chấm xuất huyết trên da, nên người nhà đưa trẻ đến bệnh viện địa phương. Tại đây, ghi nhận trẻ lừ đừ, quấy khóc, mạch quay nhẹ, chi mát, huyết áp tụt, nổi chấm xuất huyết ở chân, tay, bụng.
Kết quả các xét nghiệm test nhanh phát hiện dương tính kháng nguyên Dengue NS1 dung tích hồng cầu tăng cao 48% (bình thường chỉ 28-35%), tiểu cầu giảm mạnh, men gan tăng... Trẻ được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng và được điều trị chống sốc tích cực theo phác đồ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ quá (7,2 kg) khó thiết lập đường truyền nên chuyển thẳng lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Ngày 26.10, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết tại đây ghi nhận trẻ tím tái, da nổi bông, mạch nhẹ chi mát, huyết áp khó đo. Bác sĩ chích đầu trên xương chày làm đường truyền dịch chống sốc với dung dịch điện giải. Sau đó đổi sang dung dịch cao phân tử và thiết lập được đường truyền tĩnh mạch để truyền máu, truyền huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu đậm đặc, điều trị hỗ trợ gan, hỗ trợ hô hấp, thở oxy... Sau 48 giờ điều trị, tình trạng huyết động, tình trạng tổn thương gan cải thiện, tỉnh táo, bú khá, tiểu khá.
Bác sĩ Tiến lưu ý sốt xuất huyết có thể tấn công trẻ nhũ nhi nhưng trẻ có thể biểu hiện không điển hình như sốt nhẹ vừa, không liên tục lại kèm ho, sổ mũi, hắt hơi, hay tiêu chảy, nôn ói,…lầm tưởng với các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm trùng hay bệnh tay chân miệng. Do đó, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi thăm khám, xét nghiệm định bệnh chính xác để điều trị thích hợp cho trẻ. Vì trẻ nhũ nhi khi vào sốc rất khó thiết lập đường truyền tĩnh mạch, nên trong trường hợp này chích tủy xương làm đường truyền là thủ thuật cấp cứu cần thiết để cứu mạng trẻ.
Phòng tránh sốt xuất huyết
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, tính từ ngày 16.10 - 22.10, số ca sốt xuất huyết Dengue nhập viện là 371 ca, tăng 10 ca so với tuần trước đó. Trong đó có 103 ca lưu trú tại tỉnh khác (chiếm tỷ lệ 27,76%). Trung bình số ca nặng điều trị là 13 ca một ngày, tăng so với trung bình tuần trước (12 ca).
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, ngành y tế TP.HCM khuyến cáo mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi kết hợp với diệt muỗi và phòng tránh muỗi chích.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Khi thực hiện các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cần đảm bảo các nguyên tắc chung:
- Đối với các vật chứa nước có mục đích để phục vụ cho sinh hoạt của người dân: Đậy kín thùng, lu, chậu, hồ,... trữ nước khi không sử dụng; thay nước và súc rửa thường xuyên (bình bông, dĩa lót chậu kiểng, ly nước cúng, chậu nước gia cầm...) hoặc thả cá bảy màu ăn lăng quăng (hòn non bộ, cây thủy sinh...).
- Đối với các vật chứa nước không có mục đích sinh hoạt: Thu gom và loại bỏ ngay, hoặc nếu chưa có điều kiện loại bỏ thì phải có biện pháp sắp xếp, che chắn, không để ứ đọng nước và phải loại bỏ ngay trong vòng 1 tuần.
Diệt muỗi và phòng tránh muỗi chích
Bên cạnh việc loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, người dân cần tích cực diệt muỗi và phòng tránh muỗi chích để phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách:
- Thường xuyên ngủ mùng kể cả ban ngày.
- Sử dụng lưới chắn muỗi hoặc rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ.
- Sử dụng hương xua muỗi, bình xịt xua, diệt muỗi cầm tay, vợt điện…
- Bôi hoặc xịt trên da sản phẩm chống muỗi chứa các hoạt chất được chứng nhận đảm bảo an toàn và hiệu quả.